Thẻ tín dụng là dòng sản phẩm được phát hành từ ngân hàng cho khách sử dụng khi có nhu cầu. Thẻ tín dụng có hạn mức nhất định tùy theo điều kiện của từng khách hàng. Nhiều khách hàng thắc mắc vấn đề thẻ tín dụng có rút được tiền không? Phí rút hết bao nhiêu tiền? Đối với thắc mắc này sẽ được Top1Bank phân tích trong bài viết.
Thẻ tín dụng có rút được tiền không?
Thẻ tín dụng có rút được tiền không? Thẻ tín dụng là dòng thẻ được ngân hàng phát hành cho chủ sở hữu. Cho phép được rút ra sử dụng chi tiêu trước và trả tiền sau với mức lãi suất cụ thể do ngân hàng đó đưa ra. Điểm khác biệt với thẻ ghi nợ là thẻ tín dụng này có thể rút tiền ra chi tiêu, thanh toán trong trường hợp trong tài khoản không có tiền.
Ngân hàng sẽ cấp cho mỗi người mở thẻ tín dụng một hạn mức nhất định. Theo đó người dùng được quyền chi tiêu trong giới hạn đó. Mức tiền bao nhiêu thì tùy thuộc vào khả năng tài chính, tình trạng của người dùng.
Việc rút tiền từ thẻ tín dụng được hiểu là khoản tạm vay của ngân hàng. Số tiền được rút ra vay và xem là dư nợ tín dụng, không phải là giao dịch rút tiền đơn thuần. Cách thức này tiện lợi sử dụng đối với những trường hợp đang cần tiền gấp mà không còn tiền trong tài khoản.
Xem thêm: pi network có rút được tiền không
Có nên rút tiền mặt trong thẻ tín dụng hay không?
Việc rút tiền từ thẻ tín dụng có thể thực hiện được tuy nhiên có nên hay không thì còn phải xem xét các ưu – nhược điểm của hình thức này. Cho tới nay thì theo lời khuyên của các chuyên gia ngân hàng thì trừ khi cấp bách thì không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường xuyên.
Ưu điểm
- Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng có thể thao tác dễ dàng qua ứng dụng hoặc qua thẻ ATM
- Có thể thực hiện rút tiền ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần đã mở thẻ tín dụng là có thể linh hoạt rút
- Khi rút tiền không cần thủ tục phức tạp như vay ngân hàng, không mất thời gian và công sức nhiều
- Không cần phải chờ đợi ngân hàng thực hiện xét duyệt khoản vay, việc rút tiền từ thẻ tín dụng chỉ tính bằng phút.
Nhược điểm
- Có hạn mức rút tiền, không rút được quá số quy định
- Các ngân hàng hiện nay chỉ cho phép người dùng làm thẻ tín dụng khi đáp ứng các điều kiện cụ thể. Đồng thời việc rút tiền mặt được thực hiện với 70% hạn mức thẻ tín dụng được cấp.
Phí rút tiền là bao nhiêu?
Thẻ tín dụng có rút được tiền không là có, vậy phí bao nhiêu? Thực hiện rút tiền từ thẻ tín dụng ngân hàng thì bạn cần phải trả một mức phí nhất định. Mức phí này ở các ngân hàng sẽ có quy định khác nhau, nhìn chung đều là phí này để trả cho ngân hàng khi sử dụng dịch vụ. Thông thường thì thẻ tín dụng này không phải mục đích chính là rút tiền mặt cho nên khi rút thì sẽ thu phí tương đối cao.
Bảng biểu phí rút tiền từ thẻ tín dụng được thống kê bên dưới:
Mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng | Thẻ tín dụng (hạng chuẩn) |
4% tối thiểu 100.000đ (**) | Thẻ của ACB, TPbank, Techcombank |
2% tối thiểu 100.000đ | Thẻ của OCB |
4% tối thiểu 60.000đ | Thẻ của Eximbank, Sacombank, SHB, VIB |
3% tối thiểu 60.000đ | Thẻ của SCB |
4% tối thiểu 55.000đ | Thẻ của Vietinbank |
2% tối thiểu 55.000đ | Thẻ của HDbank |
4% tối thiểu 50.000đ | Thẻ của ABBank, Maritime Bank, HSBC, LienVietPostBank, PVcombank, Vietcombank, Vpbank |
3% tối thiểu 50.000đ | Thẻ của Citibank, BIDV |
2% 20.000đ | Thẻ của Agribank |
1% tối thiểu 10.000đ | Thẻ của FE Credit |
Không tính phí | Thẻ của Viet Capital Bank |
Lưu ý: 2% tối thiểu 100.000đ được hiểu là: Bạn muốn rút 1 triệu đồng từ thẻ tín dụng của mình thì phí phí rút tiền là 20.000đ nhưng ngân hàng quy định tối thiểu là 100.000d. Có nghĩa là bạn sẽ mất phí cho giao dịch 1 triệu đồng là 100.000đ. Điều này bạn cần hiểu rõ để tránh các khúc mắc.
Xem thêm: mất sổ tiết kiệm có rút được tiền không
Rút tiền từ thẻ tín dụng có tính lãi suất
Việc rút tiền từ thẻ tín dụng thì ngân hàng không chỉ tính phí giao dịch mà còn tính lãi suất với khoản tiền bạn tạm vay. Mức lãi suất này còn tùy vào từng ngân hàng cung cấp lúc bạn mở thẻ. Trung bình ở các ngân hàng hiện nay thì mức lãi dao động trong khoảng 18%/năm trở lên.
Khi thực hiện rút tiền từ thẻ tín dụng trong khoảng 45 ngày đầu tiên khi thực hiện giao dịch thì người dùng sẽ không mất phí. Tuy nhiên nếu tính sau 45 ngày ưu đãi đó mà bạn chưa thanh toán trả lại đủ khoản tạm vay thì ngân hàng bắt đầu tính lãi suất thẻ tín dụng.
Ngoài ra, nếu trả chậm lãi suất thẻ tín dụng cho ngân hàng thì người dùng còn phải trả khoản phạt trả chậm theo quy định. Điều này người sử dụng phải thực sự cân nhắc trước khi rút tiền.
Như vậy qua thông tin của bài viết giờ mọi người cũng đã giải đáp hết thắc mắc thẻ tín dụng có rút được tiền không. Nếu bạn cấp bách cần tiền thì có thể rút nhưng chú ý đọc trước khoản lãi suất, trả tiền đúng thời hạn. Như vậy sẽ không ảnh hưởng tới điểm tín dụng của bạn tại ngân hàng thực hiện giao dịch.