Bảo hiểm xã hội là chính sách an ninh mà người lao động tham gia để nhận các quyền lợi đảm bảo từ nhà nước. Khi tham gia bảo hiểm thì mỗi người được cấp cuốn sổ bảo hiểm ghi đầy đủ thông tin quá trình tham gia. Nếu chẳng may mất sổ BHXH có rút được tiền không? Cần xử lý như thế nào? Bài viết sẽ có giải đáp.
Mất sổ BHXH có rút được tiền không?
Nhiều người thắc mắc mất sổ BHXH có rút được tiền không? Câu trả lời là không. Khi bạn bị mất sổ bảo hiểm xã hội là minh chứng thông tin toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm thì tạm thời không rút được tiền. Bạn cần phải làm thủ tục xin cấp lại bảo hiểm xã hội thì mới có thể thực hiện rút tiền theo nhu cầu.
Quy trình xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thực hiện tại cơ quan BHXH trực tiếp. Hoặc có thể làm thủ tục xin cấp lại theo ứng dụng VssID hoặc tại Cổng dịch vụ công của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Xem thêm: đang đóng bảo hiểm có rút được tiền không
Mất sổ BHXH cần xử lý như thế nào?
Khi mất sổ bảo hiểm xã hội thì bạn cần phải làm gì để có thể cấp lại được sổ. Hiện nay theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng đã có hướng dẫn về thủ tục xin cấp lại sổ bị mất.
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) với những trường hợp bị mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.”
Ngoài ra còn theo Khoản 1 Điều 27 và Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng có hướng dẫn thêm thủ tục:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung ở sổ BHXH, thẻ BHYT
1.Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
1.1. Thành phần hồ sơ: Cần có tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
“Điều 29. Cấp sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH do trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH. Thời gian không quá 10 ngày kể khi nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh về việc BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc cũng không quá 45 ngày nhưng cần văn bản thông báo cho người lao động biết”.
Như vậy với những quy định được nêu từ văn bản quy định thì người bị mất sổ cần xác định rõ tình trạng và làm hồ sơ để xin cấp lại. Hồ sơ xin thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm bao gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (đúng với mẫu TK1 – TS).
- Hồ sơ liên quan và các giấy gồm Giấy khi sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và thẻ CCCD/CMND/Hộ chiếu.
Địa điểm nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin thủ tục cấp lại bảo hiểm xã hội bị mất thì người lao động cần nộp tại: Tổ chức nơi đang làm việc hoặc nộp cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội trực tiếp thu sổ.
Tổ chức nơi sử dụng người lao động cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Xác nhận tờ khai khi người lao động thực hiện việc chỉnh thông tin nhân thân trên sổ Bảo hiểm xã hội: Thông tin điều chỉnh cần phải đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ và tên. Còn người bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thì không phải xác nhận.
- Bảng kê thông tin (theo mẫu).
Chuẩn bị xong hết hồ sơ thì người sử dụng lao động sẽ nộp tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh/huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp. Cơ quan bảo hiểm thụ lý hồ sơ sẽ tiến hành giải quyết.
Xem thêm: đóng bảo hiểm 6 tháng có rút được tiền không
Thời gian cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất bao lâu?
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất cho người lao động cần thực hiện theo quy trình và mất khoảng 10 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cơ quan có trách nhiệm sẽ thực hiện việc xác minh quá trình người lao động đóng bảo hiểm. Toàn bộ quá trình thực hiện xong, đúng và đầy đủ sẽ tiến hành cấp lại sổ và thông báo cho người lao động tới nhận sổ mới.
Mất sổ bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng gì tới quyền lợi người lao động?
Việc mất sổ bảo hiểm là dạng giấy tờ quan trọng chứng minh cho nhiều quyền lợi đáng được nhận của người lao động. Cho nên nếu không khẩn trương làm sổ mới thì sẽ có thể ảnh hưởng tới các quyền lợi thụ hưởng như:
- Khả năng bị từ chối giải quyết hưởng chế độ thai sản khi không xác định được.
- Không đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ chuẩn bị để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Không đủ giấy tờ trong hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề.
- Khó khăn trong việc rút BHXH 1 lần.
- Không có sổ chứng minh để giải quyết hưởng lương hưu.
- Có thể thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất trường hợp khi người lao động chết.
Như vậy với toàn bộ thông tin nêu ra thì Top1Bank đã làm sáng tỏ mất sổ BHXH có rút được tiền không rồi. Cho nên người lao động không được chủ quan, nếu mất sổ cần đi làm lại ngay để hưởng đầy đủ các chế độ khi chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan kiểm tra.