Co-operative Bank là gì, có phải ngân hàng nhà nước không?

Ngân hàng Hợp tác xã – Co-operative Bank là gì? Ngân hàng Hợp tác xã có phải ngân hàng Nhà nước không và có các hoạt động, nhiệm vụ chính ra sao? Với nguyên tắc hợp tác, nhiều khách hàng đã tìm đến Co-operative Bank để nhận được các khoản vay có lãi suất thấp hơn. Vậy để hiểu rõ hơn về Co-operative Bank là gì cũng như các hoạt động cho vay khác của ngân hàng này, hãy theo dõi ngay bài viết sau của top1Bank nhé!

Co-operative Bank là gì?

Co-operative Bank là gì chính là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Co-operative Bank hay Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập vào năm 1995, được chuyển đổi trực tiếp từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Đến năm 2013, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và hoạt động đến ngày nay.

Vậy mô hình hoạt động của Cooperative Bank là gì? Coop Bank là ngân hàng hoạt động theo mô hình Tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Mục tiêu hoạt động của Co-operative Bank chính là liên kết, tương trọ, tăng cường hiệu quả cho các hoạt động thuộc hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân. Ngoài ra, Coop Bank còn giữ vai trò đầu mối, điều hòa vốn cho hệ thống Quỹ tín dụng này.

coop-bank-la-ngan-hang-gi
Co-operative Bank hay Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập vào năm 1995, được chuyển đổi trực tiếp từ Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Vậy ngân hàng Hợp tác xã có phải ngân hàng Nhà nước không? Hiện tại, vốn điều lệ của ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phần lớn được hỗ trợ bởi ngân sách Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó còn có vốn góp của các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên cùng các pháp nhân khác tham gia.

Trách nhiệm chính của Cooperative Bank là gì?

Trách nhiệm của ngân hàng Hợp tác xã đã được quy định rõ và cụ thể đối với các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên, bao gồm:

  • Hướng dẫn, đào tạo các nghiệp vụ về ngân hàng, công nghệ thông tin cho các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
  • Hỗ trợ các hoạt động liên quan đến ngân hàng theo quy định.
  • Xử lý đối với các trường hợp Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn, các hoạt động dần có dấu hiệu mất an toàn.
  • Ban hành các quy chế liên quan đến việc điều hòa vốn theo quy định.
  • Hỗ trợ quá trình thực hiện việc kiểm toán nội bộ khi được các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên yêu cầu.
  • Tham gia bằng văn bản, đưa ý kiến về các danh sách nhân sự được dự kiến bầu hoặc bổ nhiệm làm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban, các thành viên khác thuộc Ban kiểm soát,…
  • Đảm bảo thực hiện các trách nhiệm khác đúng với quy định của Pháp luật.

Các hoạt động của Co-operative Bank

Hoạt động của Co-operative Bank là gì? Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có rất nhiều hoạt động nổi bật như:

Đối với khách hàng thuộc Quỹ tín dụng nhân dân thành viên

  • Mở tài khoản gửi tiền cho các thành viên trong Quỹ tín dụng nhân dân.
  • Nhận tiền gửi, cho vay điều hòa vốn được tuân thủ theo Quy chế Điều hòa vốn bao gồm những nội dung sau
    – Vốn nhàn rỗi của Quỹ tín dụng nhân dân thành viên phải được gửi vào tài khoản tiền gửi điều hòa vốn tại Coop Bank. Tài khoản tiền gửi điều hòa này sẽ được Đại hội thành viên Co-operative Bank quy định duy trì ở mức tối thiểu nào đó.
    – Cooperative Bank sẽ cho vay điều hòa vốn khi các Quỹ tín dụng thành viên này có nhu cầu, gặp khó khăn tạm thời về vấn đề thanh khoản.
    – Lãi suất tiền gửi và tiền vay điều hòa vốn luôn phải được minh bạch, rõ ràng.
    – Tuân thủ các quy định khác về điều kiện, thủ tục vay và các loại hồ sơ khác liên quan đến điều hòa vốn tại Coop Bank.
  • Xây dựng, phát triển và tiến hành ứng dụng sản phẩm, dịch vụ mới trong các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
  • Các hoạt động ngân hàng khác liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân thành viên theo quy định của Pháp luật.

Đối với khách hàng không thuộc Quỹ tín dụng nhân dân thành viên

  • Thực hiện các hoạt động ngân hàng, kinh doanh khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý bằng văn bản. Các hoạt động này của Coop Bank cần đảm bảo đúng quy định.
  • Các khách hàng không thuộc các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên sẽ được Co-operative cho vay khi đã ưu tiên đáp ứng một số yêu cầu về điều hòa vốn.
  • Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định hạn chế việc cấp tín dụng của Co-operative Bank đối với các khách hàng không thuộc các Quỹ tín dụng thành viên trong một số trường hợp cần thiết.

Lãi suất khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Co-operative Bank

Các gói gửi tiết kiệm tại Coop Bank được khá nhiều người dân chọn lựa bởi tính linh hoạt và đáp ứng vừa đủ nhu cầu tiết kiệm tiền gửi. Cụ thể, các gói gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Hợp tác xã bao gồm gói tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Trong đó, gói có kỳ hạn sẽ bao gồm bốn hình thức trả lãi phổ biến là trả trước, hàng tháng, hàng quý và lãi cuối kỳ.

Hiện tại, mức lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng Co-operative Bank được quy định như sau:

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Lãi suất tối đa 0,2%/năm.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Mức lãi suất tùy thuộc vào hình thức trả lãi và kỳ hạn trả mà khách hàng chọn:

Trả lãi trước

Lãi suất từ 3,79 đến 5,42%/năm tùy vào kỳ hạn gửi.

Trả lãi hàng tháng

Lãi suất tối thiểu là 3,79%/năm đối với kỳ hạn 2 tháng, tối đa là 5,67%/năm đối với kỳ hạn 18 tháng.

Trả lãi theo quý

Với cách này, lãi suất gửi tiết kiệm tại Co-operative Bank cũng sẽ được áp dụng cho các kỳ hạn 6. 9, 12, 15, 18 tháng với mức lãi suất lần lượt là 4,28%/năm, 4,74%/năm, 5,68%/năm, 5,73%/năm và 5,69%/năm.

Tính và trả lãi cuối kỳ

Lãi suất gửi tiết kiệm tối thiểu là 3,8%/năm và tối đa là 5,9%/năm đối với tất cả các kỳ hạn.

Qua bài viết trên, top1Bank đã thông tin đến bạn toàn bộ đáp án về thắc mắc Co-operative Bank là gì, có phải Ngân hàng Nhà nước không vô cùng cụ thể. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội vay vốn, gửi tiền tiết kiệm nhanh chóng và dễ dàng nhất!

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình: 3 / 5. Tổng lượt đánh giá: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Bài Viết Liên Quan

[Giải đáp] Thẻ không chip có rút được tiền không?

Thẻ không chip là một loại thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dùng...

ATM Có Rút Được Tiền Lẻ Không – Hướng Dẫn Sử Dụng Và Giải Đáp Thắc Mắc

Trong thời đại số hóa như hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như ATM đã trở nên phổ...

Game Hợp Nhất Thành 21 – Có Rút Tiền Được Không?

Bạn đang tìm kiếm một trò chơi thú vị và tiện lợi để giải trí trong thời gian rảnh rỗi của mình? Bạn có...

CMND photo có rút tiền được không? Hướng dẫn chi tiết

Bạn đang đắn đo suy nghĩ liệu có thể rút tiền bằng CMND photo hay không? Trong bài viết này, Top1Bank sẽ giải đáp...

Internet Banking Bị Khóa Có Rút Tiền Được Không?

Chào mừng đến với bài viết của Top1bank về việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng qua internet banking khi tài khoản bị...

Không Đổi Mã Pin Có Rút Được Tiền Không: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Bạn có thể đã nghe nói đến trường hợp một số người không đổi mã PIN của mình trên thẻ ATM, tuy nhiên vẫn...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài Viết Mới