Hiện nay các hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn và thực sự có rất nhiều cơ hội cho các cá nhân, đơn vị tìm kiếm con đường phát triển. Một trong những nền tảng để mọi người phát triển chính là trên Kickstarter. Vậy Kickstarter là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng Top1Bank tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Kickstarter là gì?
Kickstarter là một nền tảng crowdfunding để cho các nhà kinh doanh phát triển kinh doanh, trình bày dự án của mình để gọi vốn của các nhà đầu tư, người dùng trên Kickstarter với phạm vi toàn cầu.
Kickstarter ở đây được hiểu là đơn vị huy động vốn đại chúng để các nhà kinh doanh, sáng tạo có thể huy vốn người tiêu dùng qua mạng. Hình thức này hiện nay cực kỳ phổ biến và được đông đảo mọi người quan tâm. Nó khác hoàn toàn so với mô hình huy động vốn truyền thống.
Mô hình của Kickstarter giới thiệu các sản phẩm, dự án đầu tư đến với người tiêu dùng và huy động vốn ngay từ khách hàng tương lai của sản phẩm này. Các dự án được phân loại theo các ngành, cực kỳ đa dạng. Bao gồm phim ảnh, sản phẩm thiết kế, nghệ thuật, sản phẩm tiêu dùng, phần mềm game,…
Cách thức hoạt động của Kickstarter từ A – Z
Kickstarter là gì đã làm rõ, vậy cách thức hoạt động ra sao? Cách thức hoạt động của Kickstarter được rất nhiều người quan tâm. Đối với các cá nhân, công ty xác định gọi vốn thì họ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về sản phẩm, dự án, cách trình bày để thu hút và cách hoạt động trên Kickstarter.
Khi một dự án được đưa lên Kickstarter thực hiện việc gọi vốn thì dự án này phải xác định mức vốn cần kêu gọi đầu tư là bao nhiêu, thời gian thực hiện chiến dịch. Thời gian tính từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc dự án tầm 30-40 ngày. Số tiền nhận được đặt ra phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn đề ra để kêu gọi đầu tư.
Đơn vị gọi vốn sẽ có các ý tưởng độc đáo, sáng tạo, thuyết phục để các nhà đầu tư cộng đồng chấp nhận. Trình bày ý tưởng qua các đoạn văn bản, video ngắn xúc tích, hình ảnh sinh động để có thể thu hút được đông người xem và hưởng ứng. Mạng xã hội được tận dụng tối đa hỗ trợ cho người gọi vốn.
Chủ dự án sẽ phải đặt ra nhiều gói phần thưởng, ưu đãi tương ứng với số vốn của nhà đầu tư. Suốt thời gian kêu gọi vốn thì chủ dự án có thể nhận các ý kiến phản hồi của cộng đồng, có thể thay đổi hình thức, nội dung, phần thưởng, lợi ích cho nhà đầu tư. Còn nhà đầu tư thì có thể tăng mức vốn để nhận được nhiều ưu đãi hơn và tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển dự án.
Nếu dự án thành công thì Kickstarter thu 5% trên tổng số tiền mà chủ dự án huy động được. Số tiền còn lại chuyển cho chủ dự án thực hiện việc phát triển. Còn nếu dự án kêu gọi không thành công thì tiền ủng hộ được trả lại cho các nhà đầu tư.
Xem thêm: Fintech là gì
Cách gọi vốn trên Kickstarter
Cách gọi vốn trên Kickstarter thực hiện ra sao, có phức tạp hay không là điều mà nhiều người muốn tìm các nhà đầu tư quan tâm. Sau đây mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về cách thức này nhé
Việc gọi vốn trên nền tảng này cần đảm các điều kiện sau:
- Sinh sống tại các nước có hỗ trợ của nền tảng Kickstarter.
- Độ tuổi người gọi vốn trên 18 tuổi.
- Có số tài khoản ngân hàng, địa chỉ và ID do chính phủ cấp .
- Có sử dụng thẻ ghi nợ chính và thẻ tín dụng.
Lúc bạn đáp ứng được các điều kiện nêu ra thì có thể tạo được Kickstarter một cách đơn giản và tham gia vào thị trường gọi vốn khi nào sẵn sàng. Tới lúc cần gọi vốn thì bạn vào trong start page để chọn thể loại, mô tả về dự án khái quát ngắn gọn, chọn quốc gia gọi vốn.
Nếu bạn chưa có tài khoản thì cần phải tiến hành đăng ký sau đó thực hiện các bước sau theo hướng dẫn. Bạn đăng ký xong tài khoản cần xác minh theo ID của từng quốc gia và tạo dự án.
Cơ hội và thách thức của các công ty Startup Việt trên Kickstarter
Khi tham gia vào thị trường Kickstarter thì có nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng có một số thách thức đặt ra với chủ các dự án. Bắt kịp xu thế thị trường là tốt nhưng vẫn cần trang bị kiến thức, kỹ năng để gọi vốn được thành công.
Cơ hội
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều cá nhân, đơn vị đang tìm con đường khởi nghiệp và thực tế thì không phải ai cũng thành công từ lần đầu tiên. Một số doanh nghiệp thành công trên nền tảng Kickstarter như HiQ, YogoMart, Code4Startup, HidrateMe,…
Các nhà khởi nghiệp này gây sự chú ý lớn với sự độc đáo, giá trị các sản phẩm tạo ra thực sự mang lại nhiều lợi ích nên các nhà đầu tư quan tâm và chấp thuận đầu tư. Mô hình gọi vốn cộng đồng này nếu dự án nào thực sự chất lượng thì cơ hội nhận được vốn rất cao.
Hiện giờ khi xuất hiện nền tảng này thì nhiều nhà khởi nghiệp đang có được thêm môi trường gọi vốn, mở rộng kinh doanh hơn. Thực tế cách gọi vốn truyền thống khó khăn hơn nhiều thì có thể chuyển qua gọi vốn trên nền tảng Kickstarter.
Thách thức
Tất nhiên có cơ hội thì bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều thách thức trong quá trình gọi vốn từ các nhà đầu tư cộng đồng. Một rào cản nổi bật chính là vấn đề phân phối sản phẩm. Nền tảng Kickstarter là nền tảng hoạt động trên toàn cầu với người dùng ở nhiều khu vực khác nhau, có thể sử dụng các ngôn ngữ khác nhau, nhu cầu khác nhau.
Chủ dự án ở Việt Nam gọi vốn thành công cần cân nhắc tới vấn đề phân phối sản phẩm tới người dùng trên các phạm vi khác nhau. Vấn đề cần giải quyết ở đây là các vận chuyển, chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan. Phải đảm nhiệm được vấn đề này thì công việc kinh doanh mới tốt và mở rộng được thương hiệu.
Giải đáp cho mọi người thông tin chi tiết về Kickstarter là gì? Cách thức hoạt động của Kickstarter từ A – Z. Bạn nắm bắt được thì có thể cân nhắc tới việc tham gia gọi vốn nếu đang thiếu vốn để hoạt động, phát triển.