Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị ngân hàng khởi kiện?

Chắc chắn một khi đã vay tiền tín chấp ngân hàng thì việc mà khách hàng lo lắng nhất chính là làm sao để trả nợ cho đúng hạn. Không phải bất cứ khách hàng nào cũng có đủ khả năng chi trả cho khoản nợ tín chấp ngân hàng. Do đó, các vấn đề như nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, bị ngân hàng khởi kiện đòi nợ tín chấp có đi tù,… được khá nhiều người quan tâm đến.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về trường hợp nợ tín chấp quá hạn bao lâu, bao nhiêu tiền thì bị kiện, top1Bank xin chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này ngay sau đây!

Nợ tín chấp ngân hàng là gì?

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều có hiểu biết nhất định về các khoản vay tín chấp ngân hàng. Nói rõ hơn, vay tín chấp là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay tiền mà không cần đến tài sản thế chấp.

Nói về nợ ngân hàng, đây là những khoản vay bằng tiền được trả góp theo tháng, vay theo hình thức tín chấp hoặc thế chấp của khách hàng tại ngân hàng. Các khoản vay đều sẽ có hợp đồng kèm theo các thông tin liên quan đến khoản vay như số tiền, thời gian, mức lãi suất, quy định trong quá trình vay,…

Do đó, nợ tín chấp ngân hàng có thể được hiểu là trường hợp khoản vay tín chấp của khách hàng đã đến hạn thanh toán nhưng người này không trả thì sẽ được gọi là nợ quá hạn. Lúc này, ngân hàng sẽ đưa khách hàng này vào danh sách nợ xấu và chắc chắn việc phát sinh thêm phí phạt là điều không thể tránh khỏi.

ngan-hang-khoi-kien-doi-no-tin-chap
Theo quy định thì các khoản nợ quá hạn không trả có giá trị từ 2 triệu trở lên là phía ngân hàng đã có thể tiến hành lập hồ sơ để khởi kiện.

Nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Mối quan tâm hàng đầu của khách hàng không trả được nợ chắc hẳn là nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Một khi khách hàng đã trả nợ trễ hạn dù chỉ một ngày thì ngân hàng đã có thể tiến hành khởi kiện. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thường không chọn cách làm này.

Thay vào đó, ngân hàng sẽ không khởi kiện ngay mà vẫn tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian trả nợ theo đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng vay tín chấp. Cụ thể, phía ngân hàng sẽ cho khách hàng được phép xin gia hạn thêm thời gian trả nợ.

Trong trường hợp khác, khách hàng vay tín chấp ngân hàng cũng có thể đề nghị việc dùng tài sản nào đó có giá trị với mục đích để ngân hàng thu hồi khoản nợ cho mình.

Vậy thời gian cụ thể mà khách hàng sẽ bị khởi kiện khi có khoản nợ tín chấp quá hạn là bao lâu? Theo quy định thì khách hàng sẽ có thêm thời gian trả nợ trong khoảng 36 tháng. Như vậy, nếu trong vòng 36 tháng mà khách hàng không thể trả được nợ thì sẽ bị phía ngân hàng khởi kiện đòi nợ tín chấp.

Nợ tín chấp quá hạn bao nhiêu tiền thì bị kiện?

Bên cạnh thắc mắc nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị ngân hàng khởi kiện thì câu hỏi nợ tín chấp bao nhiêu thì có thể bị kiện cũng được tìm kiếm không ít.

Theo quy định thì các khoản nợ quá hạn không trả có giá trị từ 2 triệu trở lên là phía ngân hàng đã có thể tiến hành lập hồ sơ để khởi kiện. Tuy nhiên với những hợp đồng vay tín chấp có giá trị không cao thì ngân hàng rất ít khi chọn biện pháp kiện ra tòa.

Thay vào đó, ngân hàng thường ưu tiên chọn cách đòi nợ theo cách biện pháp riêng. Đồng thời các trường hợp như cho khách hàng vào danh sách nợ xấu, cấm vay vốn tại ngân hàng,… cũng là một trong những biện pháp mà ngân hàng dùng để trừng phạt khách hàng trả nợ tín chấp trễ hạn.

Các mức xử phạt khi nợ tín chấp quá hạn ngân hàng không trả

Đối với các khách hàng có khoản nợ tín chấp quá hạn thì sẽ vô cùng lo lắng về việc bị khởi kiện sẽ nhận mức phạt ra sao. Dưới đây là hai trường hợp cụ thể mà khách hàng có khoản nợ tín chấp quá hạn không trả bị khởi kiện có thể gặp phải:

Không trả được nợ tín chấp quá hạn bị kiện có đi tù không?

Trong nhiều trường hợp, khách hàng vay tín chấp hoàn toàn không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ do một số lý do bất dắc dĩ như phá sản, mất việc làm,… hoặc các nguyên nhân cụ thể khác thì khi bị ngân hàng khởi kiện, người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự.

Mức phạt khi trốn nợ, cố tình không trả nợ ngân hàng

Ngược lại so với trường hợp trên, khách hàng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có khả năng chi trả khoản nợ tín chấp quá hạn ngân hàng nhưng cố tình trốn nợ, dùng thủ đoạn nào đó để tránh việc trả nợ.

Cụ thể, người trốn nợ tín chấp có thể bị truy cứu về các tội danh như lạm dụng tín nhiệm để tiến hành thủ đoạn chiếm đoạt tài sản. Mức phạt nhẹ nhất trong trường hợp này là cải tạo 3 năm không giam giữ. Mức nặng hơn thì sữ có thể chịu phạt tù với thời hạn lên đến 20 năm.

Bài viết trên của top1Bank đã cập nhật toàn bộ thông tin chính xác về việc nợ tín chấp quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện, mức phạt ra sao để bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các khoản vay tín chấp, nhận biết được các hình phạt khi quá hạn trả nợ để từ đó đề ra kế hoạch thanh toán phù hợp nhất!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình: 5 / 5. Tổng lượt đánh giá: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Bài Viết Liên Quan

[Giải đáp] Thẻ không chip có rút được tiền không?

Thẻ không chip là một loại thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dùng...

ATM Có Rút Được Tiền Lẻ Không – Hướng Dẫn Sử Dụng Và Giải Đáp Thắc Mắc

Trong thời đại số hóa như hiện nay, việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như ATM đã trở nên phổ...

Game Hợp Nhất Thành 21 – Có Rút Tiền Được Không?

Bạn đang tìm kiếm một trò chơi thú vị và tiện lợi để giải trí trong thời gian rảnh rỗi của mình? Bạn có...

CMND photo có rút tiền được không? Hướng dẫn chi tiết

Bạn đang đắn đo suy nghĩ liệu có thể rút tiền bằng CMND photo hay không? Trong bài viết này, Top1Bank sẽ giải đáp...

Internet Banking Bị Khóa Có Rút Tiền Được Không?

Chào mừng đến với bài viết của Top1bank về việc rút tiền từ tài khoản ngân hàng qua internet banking khi tài khoản bị...

Không Đổi Mã Pin Có Rút Được Tiền Không: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Bạn có thể đã nghe nói đến trường hợp một số người không đổi mã PIN của mình trên thẻ ATM, tuy nhiên vẫn...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài Viết Mới